Đăng Ký Học
Ngày 22/05/2024 16:14:59, lượt xem: 236
I. Trong khi đọc
1. Nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” trở thành phi công?
Nguyên nhân khiến nhân vật “tôi” trở thành phi công là nhân vật “tôi” là một người yêu thích môn Địa lí và nhận thấy khi làm phi công sẽ vận dụng được hết tất cả kiến thức về bộ môn Địa lí. Vì chỉ cần nhìn thoáng một cái, nhân vật “tôi” có thể dễ dàng nhận biết, xác định được vị trí phương hướng bay chính xác, kể cả khi có bay vào ban đêm thì cũng không sợ bị lạc.
2. Vì sao có thể cho rằng nhận xét của hoàng tử bé về những bức vẽ của “tôi” là rất bất ngờ, đầy thú vị?
Có thể cho rằng nhận xét của hoàng tử bé về những bức vẽ của “tôi” là rất bất ngờ, đầy thú vị bởi vì hoàng tử bé là người đầu tiên nhận ra nội dung thật sự của bức tranh đó mà không cần qua giải thích. Trước đây khi nhân vật “tôi” đưa bức tranh của mình cho người khác xem thì không một ai có thể nhận ra, giải thích được nội dung thật sự mà anh muốn vẽ cả.
II. Sau khi đọc
1. Đoạn trích trên kể về sự kiện gì? Nội dung các chương I, II và XXVII liên quan với nhau như thế nào?
- Đoạn trích trên kể về sự kiện nhân vật “tôi: phải từ bỏ ước mơ trở thành họa sĩ để làm một phi công, anh đã cố trở thành một người sống không mơ mộng, không tưởng tượng với những chuyện nhạt nhẽo trong thế giới người lớn. Thế nhưng anh lại vô tình gặp được hoàng tử bé khi gặp sự cố ở hoang mạc. Cuộc gặp gỡ ấy đã cho anh rất nhiều ngạc nhiên để rồi nhiều năm sau khi đã chia tay hoàng tử bé, anh vẫn còn thấy nuối tiếc và mong muốn gặp lại.
- Nội dung các chương I, II và XXVII đã kết hợp với nhau nhằm mục đích:
+ Tạo một sự gắn kết chặt chẽ trong cốt truyện (sự gặp gỡ của những nhận thức tuổi thơ phong phú, đa dạng, khơi gợi phần hồn nhiên, tươi tắn, vô tư ngỡ đã bị vùi lấp theo thời gian trong nhân vật “tôi”).
+ Góp phần thể hiện ý nghĩa của văn bản (cần tôn trọng góc nhìn đa chiều, đa diện đối với một sự vật, hiện tượng).
+ Làm sáng tỏ vai trò của nhân vật hoàng tử bé (là một người tri kỉ đáng quý mà nhân vật “tôi” bất ngờ có được, nhắc anh và cả người đọc về giá trị khôn cùng của trí tưởng tượng trong thế giới tuổi thơ).
2. Xác định và nêu ý nghĩa của hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé.
- Hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa hoàng tử bé và nhân vật “tôi’ trong tình huống sống còn: nhân vật “tôi” gặp hoàng tử bé khi đang phải sống cô độc trên sa mạc Sa-ha-ra do máy bay gặp sự cố, nước chỉ còn dùng đủ tám ngày, tự mình sửa chữa máy bay để mong thoát khỏi nơi đây, đang thiếp đi vì mệt thì hoàng tử bé đã xuất hiện.
- Ý nghĩa: Khi đang sống trong toàn cảnh ấy, khi cạn dẫn sức lực, hi vọng con người rất cần một chỗ dựa vững chắc về tinh thần. Sự xuất hiện bất thường của hoàng tử bé giữa sa mạc hoang vu rất đúng lúc. Hoàng tử bé đã xuất hiện một cách đối lập hoàn toàn với những gì mà nhân vật “tôi” đang gặp phải (ngoại hình đẹp đẽ, “chẳng có vẻ gì là lạc đường hay mệt mỏi, không lả người vì đói khát, cũng chẳng hề tỏ ra sợ sệt”, lời nói và phản ứng rất nhẹ nhàng, yêu cầu một vấn đề thiên về khía cạnh tinh thần chứ không phải những thứ giúp thoát khỏi tình trạng cô đơn, lạc lõng nơi sa mạc). Trong bối cảnh nhiều khó khăn, đầy thử thách như vậy, giá trị của hoàng tử bé xuất hiện càng được thể hiện rõ. Anh đã tìm ra một người bạn, một người đủ khả năng để thấu hiểu mình trong lúc anh cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng nhất khi cuộc sống cô độc một mình giữa sa mạc.
3. Theo em, điều gì đã dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ? Điều này có tác động đến cách nhìn của hoàng tử bé với những bức tranh con cừu hay không? Vì sao?
- Nguyên nhân để dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ là do cậu đang bé, cậu nhìn bức tranh dưới lăng kính của trẻ thơ. Thế giới người lớn và thế giới trẻ thơ hoàn toàn khác nhau. Thế giới trẻ thơ rất phong phú và đa dạng, chúng nhìn thế giới dưới nhiều góc độ khác nhau và do tò mò, chưa hiểu chuyện về thế giới nên chúng mặc sức tưởng tượng về những gì mình nhìn thấy ở thế giới xung quanh. Còn người lớn không còn có khả năng tưởng tượng, liên tưởng phong phú như trẻ thơ. Người lớn đã nhìn bức tranh ở bề mặt chứ không chú tâm đến sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện mà trẻ con muốn trình bày. Nói đúng hơn người lớn đã không nhìn tranh vẽ của trẻ con bằng con mắt của trẻ con.
- Điều này đã tác động sâu sắc tới cách nhìn của hoàng tử bé tới bức tranh con cừu bằng những phát hiện tinh tế, sự liên tưởng phong phú, bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ nên cậu đã nhận ra những điều mà nhiều khó có thể nhìn thấy được.
- Vì cậu đã nhìn thấy những điều mà người lớn không thể nhìn thấy được, cảm nhận được những điều mà người lớn không cảm nhận được. Cậu chỉ ra một vài thay đổi nhỏ trong nét vẽ của nhân vật “tôi” cũng đủ biến con cừu này thành con cừu khác về trạng thái, giới tính, độ tuổi. Cậu chỉ nhìn cái hộp mà hình dung ra cả một chú cừu đang ở trong hộp ấy, tưởng tượng được cả vẻ ngoài lẫn trạng thái của chú cừu đó.
4. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi chia tay hoàng tử bé và trở về nhà. Theo em, nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé?
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi chia tay hoàng tử bé và trở về nhà.
+ Sau khi chia tay hoàng tử bé và trở về nhà anh chưa bao giờ kể cho ai nghe về câu chuyện này cả. Anh cảm thấy “buồn lắm” , “những chiếc lục lạc lại biến hết cả thành nước mắt”, cho rằng nơi từng gặp hoàng tử bé là “quang cảnh đẹp nhất và buồn nhất thế gian”.
+ Đối với anh hoàng tử bé giống như một người bạn tâm dao, một người bạn tri kỉ vậy. Ngổn ngang nhiều cảm giác khó tả, lo lắng vì mình đã quên vẽ vòng da của rọ mõm cho con cừu nên nó có thể ăn mất bông hoa; tuy nhiên, anh vẫn yên tâm, hạnh phúc vì tin tưởng vào sự cẩn thận của cậu bé.
+ Anh khao khát được gặp lại hoàng tử bé: cứ nghĩ mãi về về cậu bé, về nơi cậu xuất hiện, về chốn cậu sinh sống, về những thứ nhỏ nhoi xung quanh cậu như con cừu và bông hoa; mong muốn mọi người nếu có đi qua nơi tác tác giả từng gặp hoàng tử bé và vô tình gặp được cậu ấy thì “hãy nhanh tay viết thư cho tôi biết là cậu đã trở lại”.
- Nguyên nhân khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé:
+ Hoàng tử bé là một tri kỉ vô cùng quan trọng đối với nhân vật “tôi”, là người duy nhất hiểu được anh và anh coi hoàng tử bé như một người bạn - một người tri kỉ thấu hiểu tấm lòng anh.
+ Cuộc gặp gỡ với hoàng tử bé lướt qua cuộc đời anh nhanh như một cơn gió thế nhưng đã để lại cho anh những kỉ ức sâu đậm không thể nào quên.
+ Hoàng tử bé là tấm gương phản chiếu những giấc mộng ấu thơ chưa hoàn thành, là động lực làm sáng lại đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên, vô tư, lạc quan nhìn cuộc đời mà nhân vật “tôi” đã đánh mất, là chất xúc tác làm thăng hoa sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện đã từng có.
5. Nhận xét về hình thức trình bày của văn bản Trong mắt trẻ. Em ấn tượng với bức tranh nào nhất? Vì sao?
6. Em rút ra được thông điệp gì sau khi đọc đoạn trích trên?
7. Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8-10 dòng).
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
- Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Tin liên quan